Chúng sanh cõi địa ngục còn vãng sanh dễ dàng ngần ấy, huống hồ nhân gian! Nhân gian khó [vãng sanh] nhất, vì sao không thể vãng sanh? Do chính mình tự tạo, tự mình nghĩ hoàn cảnh trước mắt hãy còn khá lắm, còn tốt đẹp lắm, tham luyến hoàn cảnh ấy, chẳng

· 5 min read
Chúng sanh cõi địa ngục còn vãng sanh dễ dàng ngần ấy, huống hồ nhân gian! Nhân gian khó [vãng sanh] nhất, vì sao không thể vãng sanh? Do chính mình tự tạo, tự mình nghĩ hoàn cảnh trước mắt hãy còn khá lắm, còn tốt đẹp lắm, tham luyến hoàn cảnh ấy, chẳng

kinh Vô Lượng Thọ trước đây đã giảng qua 10 lần, mỗi lần giảng không giống nhau. Lần này chúng ta dùng chú giải của cư sĩ Hoàng Niệm, ông viết chú giải này tôi rất cảm động. Đúng là nhất tâm nhất ý cầu được Tam Bảo gia trì, trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, mà ông ta có thể tìm được hơn 130 loại sách tham khảo, tôi rất kinh ngạc. Người không khỏe, bệnh rất nặng, trong tình huống như vậy ông vẫn không nghỉ ngơi, viết xong chú giải bộ kinh này. Chúng ta chẳng thể không khâm phục, không thể không cảm ơn. Chúng tôi quen biết nhau, tôi biết ông đã vãng sanh, thật sự đã vãng sanh. Ông hiện tướng vãng sanh cho chúng ta xem. Ông vãng sanh nửa năm trước, hồi tháng 6. Ông đã buông bỏ vạn duyên, nhất tâm niệm Phật, một ngày 14 vạn tiếng danh hiệu Phật. Chúng ta thử xem, 14 vạn tiếng danh hiệu Phật, phải niệm thời gian bao lâu? Niệm 6 tháng như vậy, ông đã vãng sanh Tịnh Độ rồi. Đây là ông làm gương cho chúng ta xem. (Trích trong Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú - Bộ 600 Tập - Hòa Thượng Tịnh Không chủ giảng)



Đức Phật Thích Ca Mâu Ni phước báo lớn, không xuất gia là ngài làm quốc vương.  hương sạch Ngài xuất gia, đi khất thực, có phước không hưởng, vì sao vậy? Vì đã tiêu hết. Thực tế mà nói, vào trong lục đạo nghĩa là để tiêu nghiệp. Tiêu, không tạo nữa mới thật sự tiêu hết, vừa tiêu vừa tạo vĩnh viễn không tiêu hết, phải hiểu đạo lý này. (Trích trong Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú - Bộ 600 Tập - Hòa Thượng Tịnh Không chủ giảng)


“Binh vân”, Đại sư Liên Trì nói: “Chư dư pháp môn”, câu này muốn nói là tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn đều bao gồm trong lời nói này. Ngoài pháp môn Tịnh độ, thì gọi là chư dư pháp môn, “cao chi tắc hạ cơ tuyệt phân, ti chi tắc bất bỉ thượng căn”. Đức Thế Tôn khi còn tại thế, mỗi ngày đều giảng kinh thuyết pháp, Ngài nói rất hay, đều là những lời nói chân thật, không giả dối, nói pháp không nhất định. Người có trình độ cao thì nói pháp cao cho họ, người có trình độ thấp, thì nói cho họ pháp môn cần tu học trong cuộc sống hàng ngày. Vì người mà khác, vì thời mà khác, vì nơi chốn mà khác, vì sự việc mà khác, không có pháp nhất định. Cho nên chỉ cần thấy được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thì chắc chắn bạn được mãn nguyện, đó là điểm tuyệt vời của Đức Phật. Tất cả pháp Ngài nói ra, bất luận là cao thấp, sâu cạn, đều từ tự tánh lưu xuất ra. Đức Phật không bao giờ nói rằng, xem con người này, mình nên nói gì với họ, Đức Phật không có tâm niệm như vậy. Vừa tiếp xúc là hiểu rõ, là thông đạt rồi, bạn hỏi hay không hỏi Ngài cũng đều biết hết. Bạn đang nghĩ điều gì, bạn muốn cầu điều gì, bạn muốn được điều gì, Ngài hoàn toàn biết rõ, Đức Phật một đời hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức. Trong kinh Lăng Nghiêm nói: “Tùy chúng sanh tâm, ưng sở tri lượng”, tuyệt đối Đức Phật không đòi hỏi một người nào. Đức Phật thật sự làm đến chỗ tùy duyên bất biến, trong Hoàn Nguyên Quán nói là “tùy duyên diệu dụng”. Đức Phật trụ thế 80 năm, thị hiện cho chúng ta thấy tùy duyên diệu dụng, tuyệt hay! Diệu ở đây chính là hằng thuận chúng sanh, tùy hỷ công đức. Cho nên pháp môn cao, thì bậc căn cơ trung hạ không hiểu, giảng những điều thật là nông cạn, thì bậc thượng thượng căn không thích nghe. Giống như ngày nay bạn dạy học vậy, bạn đối mặt với học sinh lớp tiến sĩ, thì những học sinh bậc trung học và tiểu học không thích nghe, họ bỏ đi hết, bạn giảng quá sâu. Bạn giảng quá nông cạn, là bạn dạy những học sinh trường mầm non, học sinh đại học đứng bên cạnh cười rồi bỏ đi, họ cũng không nghe. Vì sao vậy? Vì không khế cơ. Cho nên Đức Phật nói kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, đây là kinh nhất thừa, cao! Bậc La Hán và Thanh Văn đều rút lui, họ nghe không hiểu. (Mỗi trích đoạn này đều được lấy từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú của Hòa Thượng Tịnh Không giảng)

Quán thứ tám lại nói: “Tượng Phật Bồ Tát đều phát ra ánh sáng, ánh sáng đó đều là màu vàng”. Phật phóng quang, Bồ tát phóng quang, màu sắc ánh sáng rất đa dạng, tại sao vậy?  Đến Pháp Duyên mua đế gỗ Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của con người không giống nhau, có bao nhiêu loại thì có bấy nhiêu ánh sáng, có bấy nhiêu màu sắc. Chỉ có ánh sáng Phật, ánh sáng Bồ tát pháp thân, ánh sáng thanh tịnh, đều phát ra màu vàng. (Mỗi trích đoạn này đều được lấy từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú của Hòa Thượng Tịnh Không giảng) đến Pháp Duyên mua lư xông trầm